Công ty cổ phần MISA
Help & Support Center
Search:
Contents
Display Legacy Contents


IndexBookmarkPrint 
Home > 19. Lịch sử phát triển sản phẩm > R35 > Trên danh sách hóa đơn điện tử, kế toán mong muốn thấy nhanh được tên và email của người nhận tương ứng với hóa đơn đã gửi để khi khách hàng có thắc mắc về việc chưa nhận được hóa đơn thì kế toán tra cứu nhanh được đã gửi hóa đơn cho ai

Trên danh sách hóa đơn điện tử, kế toán mong muốn thấy nhanh được tên và email của người nhận tương ứng với hóa đơn đã gửi để khi khách hàng có thắc mắc về việc chưa nhận được hóa đơn thì kế toán tra cứu nhanh được đã gửi hóa đơn cho ai


1. Mục đích
Kể từ MISA SME.NET 2017 R35, trên danh sách hóa đơn điện tử, kế toán thấy nhanh được tên và email của người nhận tương ứng với từng hóa đơn đã gửi để khi có thắc mắc về việc gửi hóa đơn cho khách hàng thì  tra cứu nhanh được đã gửi hóa đơn cho ai email là gì.
2. Chi tiết thay đổi
  • Từ phiên bản R34 về trước, kế toán không tra cứu được tên và email của người nhận tương ứng với từng hóa đơn đã gửi cho khách hàng.
  • Từ phiên bản R35 trở đi, kế toán muốn xem nhanh được tên người nhận và email người nhận của từng hóa đơn trên danh sách tất cả hóa đơn thì thực hiện như sau:
    • Vào phân hệ Hóa đơn điện tử\tab Hóa đơn điện tử\danh sách Tất cả hóa đơn thực hiện Gửi hóa đơn cho khách hàng
    • Trên danh sách Tất cả hóa đơn, chuột phải chọn chức năng Sửa mẫu

    • Trên màn hình Sửa mẫu, tích chọn hiển thị các cột Tên người nhận, Email người nhận

    • Nhấn Cất, sẽ hiển thị cột Tên người nhận, Email người nhận trên danh sách

Lưu ý: Kế toán muốn xem thông tin tên người nhận hóa đơn, email người nhận hóa đơn trên các danh sách Hóa đơn đã phát hành, hóa đơn đã gửi cho khách hàng, hóa đơn đang gửi cho khách hàng, hóa đơn gửi lỗi thì thực hiện tương tự các bước trên.


Xem thêm
Kế toán bán hàng muốn khi chuyển HĐ điện tử thành hóa đơn giấy nếu HĐ có số dòng nhiều hơn 1 trang thì trên HĐ giấy hiển thị dòng ghi chú bằng tiếng Việt không dấu tiep theo trang truoc – trang X/Y
Khi xem thông tin GPSD, chương trình sẽ không hiển thị thông tin của Người đại diện doanh nghiệp nhằm tránh hiểu nhầm và thắc mắc cho khách hàng
Kế toán muốn Sổ chi tiết công nợ phải trả (tích chọn cộng gộp) diễn giải tiền thuế theo cấu trúc: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ để tiết kiệm thời gian kiểm tra
Khi bỏ ghi các chứng từ phân bổ/khấu hao, điều chỉnh, đánh giá lại CCDC/TSCĐ đã có các chứng từ phát sinh liên quan, trên cảnh báo có thêm hướng xử lý giúp kế toán có thể tự bỏ ghi hoặc ghi sổ chứng từ
Trên chứng từ ghi tăng TSCĐ/CCDC, trường hợp ngày ghi tăng trước ngày bắt đầu sử dụng phần mềm, ngoài cảnh báo lại ngày ghi tăng chưa hợp lý còn gợi ý cho KH dùng sang chức năng khai báo TSCĐ/CCDC đầu kỳ nhằm giúp KH hiểu vấn đề.
Với những chứng từ ghi tăng CCDC, TSCĐ, nếu đã có phát sinh chứng từ liên quan,khi sửa TSCĐ/CCDC câu cảnh báo có thêm hướng xử lý giúp KH tự sửa được thông tin của TSCĐ/CCDC tránh mất thời gian của khách hàng
Khi không xóa được những CCDC, TSCĐ đã có chứng từ phát sinh liên quan, kế toán mong muốn chương trình ngoài thông báo cho kế toán biết do chứng từ đã có phát sinh còn có gợi ý hướng xử lý để KH mất thời gian gọi tư vấn xử lý.